Nội Dung Bài Viết
Chắn là gì là game đã xuất hiện từ lâu và được rất nhiều người ưa thích. Chơi đánh Chắn được nhận xét là khá khó vì nhiều quân bài với nhiều cách tính vô cùng mánh khoé. Do vậy, hãy theo dõi bài viết sau đây của nohudoithuong để hiểu rõ hơn chắn là gì? Và cách chơi chắn như thế nào nhé!
>>> Xem thêm: Kèo tài xỉu bóng đá – Kinh nghiệm chơi và những điều bạn cần biết
Chắn là gì?
Chắn là trò chơi dân gian đã xuất hiện từ rất lâu đời, được lưu truyền và ưa chuộng đến tận bây giờ. Trò chơi này được coi là một hình thức đánh bài thịnh hành nhất hiện nay, được cả thanh niên lẫn các cụ già thi đấu rất nhiều.
Bộ bài chắn có bao nhiêu quân
Chắn được đơn giản hóa từ Tổ Tôm. Mộ cỗ bài chắn đầy đủ sẽ có 100 quân với 25 loại và mỗi loại 4 quân.
Quy tắc gọi quân của bài chắn sẽ là phần số + phần chữ:
- Phần số: Nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu.
- Phần chữ: văn, vạn, sách.
Phần số sẽ luôn đứng trước phần số. Ghép hai phần với nhau ta sẽ được tên của lá bài. Ví dụ: Nhị Văn, Tam Vạn…
Hướng dẫn cách chơi Chắn cho người mới nhập môn
Trước khi tìm hiểu về cách chơi Chắn, các bạn cần biết rõ các thuật ngữ thường dùng khi chơi Chắn online.
1. Thuật ngữ cần biết khi chơi Chắn
- Chắn: là một cặp 2 quân giống nhau về chữ và số. Ví dụ như Chắn Tứ Văn gồm 2 quân Tứ Văn
- Cạ: là cặp một 2 quân bài đồng số nhưng khác nhau về phần chữ. Ví dụ, Nhị Vạn với Nhị Văn hay Ngũ Vạn với Ngũ Sách,…
- Què: các quên lẻ khác không phải Chắn hoặc cạ
- Nọc: là những lá bài còn lại để ở giữa cho người chơi bốc. Bài Nọc sẽ được rút từ dưới lên trên. Nếu bốc Nọc mà không ăn thì hô “dưới” là bạn bỏ qua cây bài đó cho đối phương ăn hoặc bốc tiếp.
- Chì: bạn được quyền ưu tiên bốc bài và được quyền quyết định ăn hay nhường cửa dưới
- Ba đầu: là 3 quân bài giống nhau về số nhưng khác chữ. Ví như: Tứ Vạn + Tứ Văn + Tứ Sách
- Ăn: trường hợp quân bài của bạn kết hợp với quân bài dưới chiếu thành Chắn hay Cạ thì bạn được ăn quân bài dưới chiếu. Cách Ăn quân là lấy quân bài dưới chiếu đặt trước mặt, sau đó đặt quân bài trên tay của bạn đè lên quân bài vừa ăn lấy.
- Chiếu ( Chíu): nếu bạn có 3 quân bài giống nhau và dưới chiếu xuất hiện 1 quân giống hệt 3 quân đó thì bạn được quyền ăn quân bài đó bất do ai Bốc hay Đánh.
Ví dụ
Ví dụ bạn có 3 quân Tứ Vạn kết hợp với quân Tứ Vạn còn lại được Bóc hoặc Đánh bởi bất kỳ người chơi nào trên bàn.
- Trả cửa: được hiểu là khi bạn Chiếu quân bài ở cửa của người khác, bạn cần phải Trả Cửa bằng cách đánh 1 quân bài khác để thế chỗ cho quân bài bạn Chiếu, sau đó đánh theo vòng bình thường.
- Ù: xảy ra khi người chơi có 19 quân hợp với 1 quân mới được bốc ra hợp thành 10 cặp ( Chắn hoặc Cạ). Trong đó, bắt buộc phải có ít nhất 6 Chắn trở lên ( Chiếu được tính là 2 Chắn). Ù là cách quyết định thắng thua của trò chơi.
- Ù Đè: là trường hợp 2 người chơi cùng chờ Ù 1 quân. Trong trường hợp này, người được ưu tiên Ù là người chơi ngồi ở vị trí gần cửa bài được bốc lên nhất, tính theo vòng chơi ngược chiều kim đồng hồ.
- Ù Rộng: có nghĩa là bài trên tay bạn và bài dưới chiếu khi kết hợp lại có ít nhất 6 Chắn, 3 Cạ và một con Què chờ tạo thành Cạ để Ù, ta gọi đó là Ù Rộng.
- Ù Bạch Thủ: có nghĩa là bài trên tay bạn và bài dưới chiếu kết hợp lại có đúng 5 Chắn, 4 Cạ và 1 Què chờ tạo thành Chắn để Ù, ta gọi đó là Ù Bạch Thủ.
2. Cách chia bài Chắn
Một bài Chắn online sẽ gầm có 2 – 4 người ngồi xung quanh 1 chiếc bàn ảo hình tròn. Tiếp đó, Dealer sẽ chia mỗi người 19 lá bài, phần còn lại sẽ được đặt ở giữa ( người ta thường gọi là Nọc). Xong phần chia bài, tất cả người chơi sẽ tiến hành bốc 1 lá bài để chọn ra người chơi trước.
3. Cách đánh bài Chắn
Thứ tự đánh cũng giống như thứ tự bốc sẽ theo vòng tay phải, tính từ người chơi đầu tiên.
Khi đánh Chắn Vạn Văn, bạn cần lấy một quân bài của mình đánh ngửa xuống bên phía tay phải hình thức đánh này giống dạng chơi Phỏm, vì thế bạn rất dễ hình dung và tiện cho việc thực hiện các thao tác tiếp theo.
Người chơi linh hoạt các kỹ thuật đánh bài, ăn bài, bốc nọc, chíu,… để chờ Ù.
4. Các điều cấm kỵ khi chơi chắn
Khi chơi chắn sẽ có những luật cấm kỵ khi chơi, và khi mắc lỗi nhưng lỗi này sẽ không thể nào tránh khỏi hình phạt. Sau đây là những lỗi thường gặp khi chơi chắn mà bạn cần lưu ý:
- Lỗi Treo Tranh: Khi mắc lỗi này, bạn sẽ không được tính điểm khi Ù bài.
- Bài chíu mà lại ăn chắn. Ví dụ, bạn có trong tay 3 lá Nhị Vạn, bốc được Nhị Vạn nhưng bạn chỉ hạ 1 quân Nhị Vạn xuống để ăn Chắn.
- Ăn Cổ không ăn Chắn. Ví như trong trường hợp bạn có 1 Chắn Tam Văn và 1 quân Tam Vạn. Bốc lên quân Tam Vạn và hạ quân Tam Sách xuống để ăn Cạ là bạn đã phạm lỗi Treo Tranh.
- Lỗi Trái Vỉ. Về nguyên tắc, khi ăn 1 Cạ bạn phải đặt quân tên tay nằm trên quân bài ăn. Nếu đặt ngược lại là phạm lỗi Trái Vỉ và người chơi nếu mắc lỗi này sẽ không được tính điểm khi Ù.
Khi chơi bài Chắn, các cụ ngày xưa đã có câu châm ngôn: “Treo Tranh, Trái Vỉ nghỉ ăn tiền”. Khi bị bắt lỗi, bạn vẫn được tiếp tục chơi bình thường nhưng không được tính điểm khi Ù bài.
Lỗi bắt buộc đền tiền
- Bỏ ăn Chắn: nếu bạn bỏ ăn Chắn, một quân bất kỳ mà sau này lại ăn quân đó thành Chắn, Cạ hoặc đánh chính quân đó đi.
- Ăn Chọn Cạ: bỏ ăn Cạ một quân bất kỳ rồi sau đó lại ăn Cạ quân đó hoặc quân cùng hàng với nó.
- Đánh bỏ Chắn: đánh bỏ 1 Chắn
- Lỗi xé Chắn: đánh bỏ 1 quân trong Chắn rồi sau đó dùng quân còn lại ăn Chắn hoặc Cạ
- Xé Chắn ăn Cạ: ví dụ bạn có Chắn Cửa Văn, bạn sẽ Cửu Văn ăn Cửu Vạn hoặc Cửu Sách.
- Ăn Chắn xé Chắn: ăn 1 Chắn trước đó, sau lại xé Chắn đó đánh đi
- Ăn Cạ đánh Cạ: ví như đánh bỏ Cạ Tứ Vạn, Tứ Văn sau lại ăn Cạ Tam Văn, Tam Sách
- Xé Cạ ăn Cạ: xé Cạ Tứ Vạn Tứ để ăn Tứ Sách tạo ra Cạ khác.
Những lỗi trên khi bị bắt báo, người chơi bắt buộc phải dừng chơi và đền tiền theo cước Ù ván đó.
- Ăn Cạ đổi chờ: khi bài chờ Ù, bạn không được phép ăn Cạ để đổi chờ
- Ù phá bài hoặc Ù láo: hạ bài để Ù mà không đủ điều kiện để Ù ( thiếu cặp Chắn, còn bà Què, Ù không đúng quân chờ,…)
- Bỏ Ù: khi bài nên câu Ù mà quên không Ù mà đã bốc Nọc cây tiếp theo thì sẽ không được Ù nữa. Nếu vẫn cố tình Ù thì sẽ bị báo.
Chú ý lỗi
Chú ý những lỗi Ăn Cạ Đổi Chờ, Ù phá bài hay bỏ Ù, khi bị báo phải đền bằng 8 đỏ 2 lèo, vì đây là những lỗi cố ý vi phạm.
- Lỗi xướng sai: là trường hợp xướng dư hoặc không đúng với những cước có trên bài. Với lỗi này bắt buộc bạn phải đền tiền tương ứng với cước đã xướng.
Trường hợp quá trình chơi có 1 nhà bị bắt lỗi Báo, người Ù xướng sai. Bắt buộc phải đền tiền cho 2 nhà chơi còn lại. Người xướng sai đền theo cước xướng, người bị báo đền theo bài Ù.
Với những tin tức chia sẻ trên đây, anh em đã nắm được bài chắn là gì? Và cách chơi chắn như nào chưa? Hy vọng Chắn sẽ là một thể loại được mọi người lựa chọn chơi mỗi khi rảnh rỗi mà không cần đến những bộ bài đắt tiền hay không gian chơi bài, có tác dụng xả stress và giữ gìn tinh hoa văn hoá dân tộc.
Nếu không có điều kiện, anh em có thể tham khảo cách chơi chắn online mà chúng tôi đã chia sẻ ở bài viết trước đó. Chúc vui vẻ!