Nội Dung Bài Viết
Chắn vạn văn là trò chơi dân gian phổ biến được nhiều đối tượng người chơi yêu thích. Hiện nay, trò chơi này đã được các nhà phát hành game phát triển thành một trò chơi online trực tuyến hấp dẫn. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về trò chơi thú vị này.
Chắn vạn văn là gì?
Cái tên Chắn vạn văn có lẽ còn khá xa lạ với nhiều bạn trẻ Việt, nhưng thực tế đây là trò chơi dân gian rất phổ biến được bắt nguồn từ trò Tổ Tôm trước đây. Vì có cùng nguồn gốc nên cách chơi Chắn khá giống Tổ Tôm, nhưng độ khó được đánh giá là cao hơn.
Các phiên bản Chắn vạn văn online đang có trên thị trường hiện nay đã được cải tiến nhiều mặt để giảm độ khó và thu hút người chơi hơn nhưng vẫn không làm mất đi chất dân gian của nó.
Trong mỗi ván chắn sẽ có từ 2 – 4 người cùng tham gia chơi, mỗi người sẽ tìm những cặp bài Cạ và Chắn để ăn, đồng thời đánh đi những lá bài rác. Mục đích chính của việc này là giúp cho bài được tròn và có số điểm lớn nhất.
Mỗi người chơi tham gia vào ván bài đều cần sử dụng trí nhớ và năng lực tư duy của mình để kiểm soát các quân bài và xây dựng cho mình chiến thuật phù hợp.
Các thuật ngữ thường sử dụng
Để chơi tốt trò chơi này, bạn cần nhận biết được các quân bài và hiểu các thuật ngữ thường được sử dụng trong các ván bài.
Cách nhận biết quân bài
Chúng ta sẽ sử dụng bộ Chắn 100 quân, mỗi quân bài sẽ có phần hình và phần chữ. Phần chữ thường đi kèm chất (chữ cái đầu tiên) và số (chữ cái đứng sau). Phần hình ảnh ở giữa các quân bài được sử dụng để chỉ các nhân vật và sự kiện khác nhau, chính vì vậy người ta vẫn thường ví các quân bài giống như một xã hội thu nhỏ.
100 quân bài được chia thành các hàng gồm có: Hàng Yêu (Chi Chi), Hàng Nhị (Nhị Văn, Nhị Sách, Nhị Vạn), Hàng Tam (Tam Văn, Tam Sách, Tam Vạn), Hàng Tứ (Tứ Văn, Tứ Sách, Tứ Vạn), Hàng Ngũ (Ngũ Văn, Ngũ Sách, Ngũ Vạn), Hàng Lục (Lục Văn, Lục Sách, Lục Vạn), Hàng Thất (Thất Văn, Thất Sách, Thất Vạn), Hàng Bát (Bát Văn, Bát Sách, Bát Vạn), Hàng Cửu (Cửu Văn, Cửu Sách, Cửu Vạn).
Những quân bài có cùng chất, cùng hàng sẽ gồm có 4 lá, thường được gọi là tam văn 4 lá, tam sách 4 lá, tam vạn 4 lá,…
>>> Xem thêm: Tiến lên miền Nam là gì? Luật chơi tiến lên miền Nam chuẩn xác nhất
Các thuật ngữ thường dùng trong chắn vạn văn
Có rất nhiều thuật ngữ chỉ sử dụng trong trò chơi Chắn vạn văn bạn cần nắm chắc để đánh bài hiệu quả.
- Chắn: đây là cách gọi của 1 cặp quân bài có tự tương đồng về cả chất và số.
- Cạ: là cặp quân bài có số giống nhau nhưng chất khác nhau.
- Ba đầu: là cách gọi tổ hợp 3 quân bài cùng số nhưng khác chất.
- Quân lẻ (què): là những quân bài không phải Chắn cũng không phải Cạ, chúng là những quân bài lẻ, không đi theo từng cặp.
- Nọc: những quân bài còn lại sau khi chia bài được đặt ở giữa để người chơi bốc.
- Ăn: là khi bốc được quân bài giúp bạn có thể tạo thành Chắn hoặc Cạ để ăn quân bài của người khác.
- Chíu (chiếu): Nếu bạn đang sở hữu 3 quân bài giống nhau và dưới chiếu có 3 quân bài giống hệt bạn đang có thì bạn sẽ được phép ăn ở bất cứ cửa nào
- Trà cửa: là thao tác đánh lại một quân vào cửa bạn vừa chíu.
Cách chơi chắn vạn văn chuẩn xác nhất
Sau khi hiểu các thuật ngữ bạn có thể bắt tay vào chơi Chắn theo cách sau:
- Mỗi ván bài sẽ có 2-4 người tham gia chơi, mỗi người sẽ được chia 19 lá bài, số lá bài còn lại (Nọc) sẽ được đặt ở giữa bàn.
- Khi chia bài xong, mỗi người chơi sẽ bốc lên 1 lá bài để chọn người chơi trước. Thứ tự đánh sẽ được tính theo hướng vòng tay phải từ người được quyền chơi đầu tiên.
- Người đến lượt đánh sẽ bốc 1 lá bài trong Nọc rồi lấy ra lá bài định đánh và đặt vào cửa chì (cửa nằm bên tay phải của người đánh). Nếu bốc được 1 lá bài có thể tạo thành Chắn hoặc Cạ thì ăn, lúc này quân bài vừa bốc sẽ được đặt trước mặt người chơi và lá bài trên tay sẽ úp lên lá vừa ăn rồi đánh đi một quân bài khác.
- Người chơi được phép hô ù nếu trong bộ bài có từ 6 lá chắn trở lên.
- Khi hạ bài mỗi người sẽ tách riêng phần Chắn và Cạ ra, phần còn lại sẽ được tính điểm lẻ.
Lưu ý:
Chắn vạn văn có những quy luật của riêng nó, khi đánh bài Chắn bạn cần chú ý để tránh như:
- Lỗi treo tranh và lỗi trải ví làm người chơi không được tính điểm ù.
- Lỗi bỏ ăn Chắn, ăn chọn Cạ, xé Chắn, ăn Chắn xé Chắn, ăn Cạ đánh Cạ, Ù phá bài, bỏ Ù,… đây là những lỗi khiến bạn bị phạt tiền khi mắc phải.
Bài viết này nohudoithuong đã giới thiệu sơ lược về Chắn vạn văn và cách đánh của trò chơi này. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Chắn và có thể chơi trò chơi này một cách chuyên nghiệp.